Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

CON NGƯỜI THIỀN NHÂN TRONG THƠ ĐÀO TẤN (ThS. NGUYỄN ĐÌNH THU)


Đào Tấn vốn “sinh trưởng trong một gia đình theo đạo Phật. Bà Hà Thị Loan - mẹ cụ - là một Phật tử thuần thành, phụng Phật tại nhà” [1, 124]. Năm 1883, thất vọng trước sự ra đi của một ông vua mộ tuồng, đối mặt với cục diện chính trị đảo điên, lại chưa tin tưởng vào sự thắng lợi của phong trào Cần Vương, Đào Tấn đã từ quan và tìm đến Linh Phong Tự nơi quê nhà như một quy luật tất yếu. Trong thời gian treo ấn từ quan về nhà (1883 – 1885), lấy đạo hiệu Tiểu Linh Phong Mai Tăng, Đào công có gần một năm tự tu, theo kiểu không đầu sư mà học Thiền từ nguồn Kinh sách phong phúTác giả khẳng định: “Giữa niên hiệu Kiến Phúc – Hàm Nghi, Tấn tôi bỏ quan về nhà ở phía nam Kinh đô, gởi thân nơi cửa Thiền để tránh loạn, kiệu chàm gậy trúc từng qua lại núi này, chùa này. Người xưa một năm ở núi quá nửa, Tấn tôi lúc bấy giờ cũng tương tự như thế” [1, 53]. Mặc dù, ban đầu, mục đích lên chùa của Đào công chỉ là để né tránh phong trào Cần Vương ở Bình Định. Song trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, con người cũng như tâm hồn tác giả đã thực sự hòa nhập vào đời sống tu hành và giác ngộ, tiếp cận được những điều vi diệu trong tư tưởng, triết lý nhà Phật. Ngay cả giai đoạn sau này, khi xuống núi trở lại làm làm quan, tâm hồn ông cũng luôn hướng về Linh Phong tự, về đời sống Phật giáo với bao xúc cảm, rung động Thiền. Biểu hiện trong sáng tác thơ của tác giả là con người Thiền nhân, với một cái tâm, dù ở đâu, khi nào, cũng luôn hướng đến cõi Thiền.


ĐÔI ĐIỀU VỀ THƯ PHÁP TRUNG HOA VÀ NGHỆ THUẬT VIẾT CHỮ CỦA NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG (tt)


Kỳ 2 : Thư pháp - Thú chơi cũng lắm công phu

Nếu coi thư pháp như là một thú chơi tao nhã thì quả thật nghề chơi này cũng lắm công phu. Trước tiên, người muốn học thư pháp phải có sự ham thích và năng khiếu cộng thêm vốn chữ nghĩa tương đối rộng. Thư pháp không thể nóng vội, không qua rèn luyện mà có thể thuần thục được ngay, để có thể viết được chữ đẹp, người học có khi phải mất gần nửa đời người luyện tập mới sở hữu được nét bút mang thần thái riêng không trộn lẫn. Chữ viết thư pháp nhìn có vẻ phóng khoáng, nhẹ nhàng nhưng thực chất muốn tạo hình được nó phải tuân theo một nguyên tắc cực kỳ nghiêm ngặt. Khi viết phải xác định được bố cục để có tỉ lệ chữ chính xác, tránh được tình trạng thiếu giấy hay thừa giấy. Khi đặt bút xuống để tạo chữ, người viết phải tuân theo các quy tắc viết đã được các thư gia đúc kết lại như: Ngũ chỉ pháp (cách cầm bút), Oản pháp (cách điều khiển cổ tay), nhãn pháp (điều khiển mắt), thân pháp (cách đặt thế khi biết). Đặc biệt, khi họa một bức thư pháp, người viết phải tuân theo lối viết “bạch văn” (cách viết liền một mạch, không có các dấu ngắt câu), không sử dụng “cú đậu” (các dấu tròn hay phẩy được cổ nhân sử dụng để ngắt câu khi viết) để tránh làm mất thẩm mỹ của một tác phẩm nhiều chữ.

ĐÔI ĐIỀU VỀ THƯ PHÁP TRUNG HOA VÀ NGHỆ THUẬT VIẾT CHỮ CỦA NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG



Kỳ 1 : Thư pháp Trung Hoa - Khởi nguồn nghệ thuật viết chữ phương Đông

Chữ Hán là một trong những ngôn ngữ xuất hiện sớm nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở phương Đông. Hán ngữ có nguồn gốc từ hệ thống ngôn ngữ Hán – Tạng, có hình thể được cấu tạo theo kiểu khối vuông với 6 nét bút cơ bản mà lập thành một hệ thống chữ viết có khả năng biểu đạt tương đối lớn từ các sự vật cụ thể đến những phạm trù trừu tượng. Khởi nguyên của chữ Hán là lối viết tượng hình, thấy gì viết nấy theo tư duy của người cổ đại mà dần dần đạt đến sự hoàn thiện theo lối lục thư nhưng vẫn giữ cách viết tượng hình làm gốc.

Trong lịch sử phát tích và hình thành đất nước, người Trung Hoa luôn có ý thức mở rộng lãnh thổ của mình, đặc biệt là các nước lân cận nhằm bành trướng thế lực, truyền bá văn hóa, phong tục đến các nước ngoại bang. Chính vì thế, theo bước chân của những đoàn quân di dân, những đoàn quân xâm lược, văn hóa Hán từng bước xâm nhập vào các nước tạo nên một dòng chảy văn hóa rộng lớn, trải dài gần như khắp phía Đông địa cầu. Cùng với dòng chảy đó, chữ Hán với lối viết nguyên thể khối vuông xâm nhập và định cư trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Chính sự xâm nhập và đóng đô quá chắc chắn nên Hán tự đã chiếm một địa vị gần như độc tôn trong ngôn ngữ các nước, góp phần tạo nên khu vực “Hán ngữ đồng văn” về cả văn hóa lẫn chữ viết.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

THƯ MỜI VỀ DỰ HÔN LỄ CỦA MIÊN


Thân gửi tất cả các bạn thành viên lớp Sư phạm Ngữ văn K32.
Do điều kiện không cho phép, Miên không thể gửi Thiệp mời đến cả lớp mình. Mong các bạn thông cảm và về dự Lễ Vu quy, chung vui mới mình trong ngày hạnh phúc.
- Vào ngày 5/12/2013, nhằm mồng 3 tháng 11 năm Quý Tỵ.
- Tại địa chỉ tư gia nữ : Số nhà 26, thôn 19, xã EaRok, huyện EaSup, tỉnh Đăk Lăk.
Thư mời này thay cho Thiệp hồng. Thân mến !
Lương Thị Miên.



ALBUM ẢNH CƯỚI CỦA BẠN LƯƠNG THỊ MIÊN