Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP

1. Bộ môn phương pháp
Cán bộ ôn thi :
   TS. NGUYỄN QUANG CƯƠNG
   ThS. TRẦN THỊ DIỆU NỮ
1.1. Phương pháp dạy học Văn
1. Bộ môn Văn và thuộc tính bộ môn Văn trong nhà trường
2. Đặc trưng của người giáo viên văn học
3. Hoạt động dạy học Văn hiện đại (cơ chế dạy học văn hiện đại)
4. Dạy học Văn theo quan điểm tích hợp
5. Phương pháp dạy học tác phẩm Văn chương
1.2. Phương pháp dạy học (PPDH) Tiếng Việt
1. Các cơ sở của PPDH Tiếng Việt. Chú trọng cơ sở Ngôn ngữ-Việt ngữ học và có dẫn chứng minh họa cụ thể.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học Tiếng Việt ở THPT. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

3. Các nguyên tắc đặc trưng của DH Tiếng Việt ở THPT. Nắm vững cơ sở đề xuất, nội dung yêu cầu của từng nguyên tắc và có ví dụ cụ thể để minh họa
4. Phân tích, so sánh bản chất, ưu-nhược điểm, hoàn cảnh sử dụng của 2 phương pháp : phân tích ngôn ngữ, thông báo-giải thích trong DH Tiếng Việt ở THPT.
5. Vận dụng 2 phương pháp trên dạy học các bài
- Khái quát lịch sử tiếng Việt
- Phong cách NN nghệ thuật (Ngữ văn 10)

2. Bộ môn Văn học Việt Nam
Phần Văn học dân gian (VHDG)
- Cán bộ ôn thi : ThS. TRẦN XUÂN TOÀN
2.1. Phạm vi ôn tập
- Những thuộc tính của VHDG
- Thể loại : Truyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích) và Ca dao
2.2. Những vấn đề cụ thể lưu ý
a) Cần lưu ý những thuộc tính sau của VHDG : TRUYỀN MIỆNG, DỊ BẢN, TẬP THỂ
b) Ở thể loại truyện dân gian (chủ yếu Cổ tích), chú ý :
1. So sánh 3 thể loại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trên các phương diện (chú ý bảng so sánh)
2. Nguồn gốc xã hội của truyện Cổ tích
3. Cách phân chia truyện cổ tích : THÀN KỲ, SINH HOẠT, LOÀI VẬT. So sánh đặc điểm thi pháp giữa chúng với nhau
4. Nhân vật các loại trong truyện Cổ tích
5. Triết lí sống và đạo lí làm người trong truyện Cổ tích
6. Lối kết thúc có hậu, đặc biệt là kết thúc có hậu trong cổ tích THẦN KỲ
7. Yếu tố thần kì, tưởng tượng của truyện Cổ tích nói chung (thể hiện hiện thực và ước mơ của nhân dân lao động)
8. Đọc các truyện tiêu biểu của mỗi thể loại : Thần Trụ trời, Thần Biển...; An Dương Vương, Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm...; Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa, Sự tích Trầu cau, Sự tích Ba ông đàu râu...
c) Ở thể loại CA DAO (CD), lưu ý
1. Phân tích một bài ca dao cụ thể (trọng tâm)
2. Phân loại ca dao và các tiểu loại (chú ý CD tình yêu, CD gia đình, CD về đề tài xã hội)
3. Các chủ đề CD : than thân (của phụ nữ và nông dân), phản kháng, tình nghĩa
4. Cấu tứ trong ca dao
5. Các khuôn dạng của CD (chú ý Chuyên đề Mô típ trong VHDG)
6. Biểu tượng nghệ thuật trong CD : thuyền-bến, trầu-cau, sông, bến,...
7. Chú ý phân tích những bài CD được phân tích trong quá trình học.

3. Bộ môn NGÔN NGỮ
- Cán bộ ôn thi : ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH
- Nội dung ôn tập : Chưa nhận được. Sẽ cập nhật kịp thời khi có thông báo

Nguồn : Văn bản của Khoa gửi xuống
(LT đang giữ)

GHI CHÚ 
1. Thời gian này, LT phải lo nhiều việc liên quan đến Liên hoan cuối khóa, thủ tục, hồ sơ tốt nghiệp, ra trường cho lớp. Mà sức người có hạn, sợ không kham nổi, nếu bất chấp quy luật mà đèo bòng, e làm không hiệu quả, ảnh hưởng tới lớp chăng.
     Vậy nay, LT ủy quyền toàn bộ cho Lớp phó học tậpLớp phó đời sống5 Tổ trưởng phối hợp cùng nhau, lên kế hoạch ôn thi cho lớp, thông báo sớm đến các Thầy Cô hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp về thời gian, địa điểm.
      Than ôi, một nỗi lòng ái bất năng trợ, lực bất tòng tâm, mấy ai thấu hiểu. Mong các bạn được ủy quyền hết lòng vì lớp mà hoàn thành chu đáo nhiệm vụ được giao.
2. Các bạn khi đi ôn thi lưu ý : Ăn mặc gọn gàng, lịch sự; đi đúng giờ, đúng địa điểm, không ồn ào, nói chuyện riêng trong giờ, phải tích cựu trao đổi, hỏi ý kiến thầy cô.
3. Ban cán sự sẽ luôn theo dõi quá trình ôn và thi tốt nghiệp của lớp. Mọi thắc mắc, khó khăn, các bạn cứ mạnh dạn trao đổi, liên hệ BCS.
4. Nhận được thông báo này, vì văn bản dài không tiện nhắn tin, các tổ trưởng nhắn Tổ mình vào blogs lớp ở địa chỉ : spv32qnu.blogspot.com xem. Những bạn đã nhận được thông báo, nhắn các bạn chưa nhận được.
5. Chúc cả lớp ôn và thi tốt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét