Người ta thường nói “Đời người là một chuyến đi”, một hành trình có khởi đầu và kết thúc. Chúng tôi - những cô cậu sinh viên theo nghiệp văn chương đang đợi chờ những khởi nghiệm đầy thú vị ở miền đất mới - vùng quê của xứ Trầm, của những câu hát Huê Tình ngọt ngào.
11 ngày không phải là một thời gian ngắn nhưng cũng không quá dài để chúng tôi được hòa mình vào cuộc sống bình dị ở xứ Vạn. Chỉ ba tiếng rưỡi đồng hồ trên xe nhưng đã đưa chúng tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi đã khám phá được rất nhiều điều thú vị về con người và mảnh đất nơi đây.
Công việc chính của chúng tôi là thâm nhập vào đời sống và tìm hiểu về nền văn hóa dân gian tại xã Trong Thắng. Thời gian đầu, những người dân nơi đây không hiểu lắm về sự có mặt của chúng tôi ở nơi đây.
Qua những gặp gỡ, những lời giải thích của chúng tôi, họ đã hiểu và giúp đỡ chúng tôi rất tận tình, họ sẵn sàng dành cho chúng tôi mọi thời gian rảnh rỗi của mình và giúp đỡ chúng tôi có được những thông tin cần thiết.
Qua những gặp gỡ, những lời giải thích của chúng tôi, họ đã hiểu và giúp đỡ chúng tôi rất tận tình, họ sẵn sàng dành cho chúng tôi mọi thời gian rảnh rỗi của mình và giúp đỡ chúng tôi có được những thông tin cần thiết.
Đây là khoảng thời gian tôi tiếp xúc với người già nhiều nhất. Tôi đã được nghe những câu hát đối đáp nam nữ ngọt hương Quê, những điệu hò quê hương man mác lòng người. Đặc biệt ở đây là chèo Bá Trạo, hay còn gọi là hò Bá Trạo được giữ gìn và lưu truyền cho các thế hệ sau này. Đây là thể loại dân gian truyền thống đặc sắc ở xã Vạn Thắng.
Nơi đây hội tụ một kho tàng văn học, văn hóa dân gian truyền khẩu phong phú, đa dạng, đã, đang và sẽ được tìm hiểu và khai thác. Còn với những bài ca dao rất riêng, chỉ có ở xứ này:
“Khánh Hòa là xứ trầm hương
Non cao biển rộng, người thương đi về”
Chúng tôi còn được biết đây là lần đầu tiên sinh viên đến đây để sưu tầm văn học dân gian, đó là niềm tự hào và vinh dự đối với mỗi cá nhân chúng tôi. Thâm nhập vào cuốc sống của con người nơi đây, trò chuyện, cùng ăn ở sinh hoạt, đó là điều thú vị nhất. Tiếng nói là đặc sản của từng vùng và nơi đây cũng vậy, mới đầu là sự bỡ ngỡ bởi những tiếng nói lạ tai, nhưng nghe nhiều thành quen và khi đã xa rồi thì tôi lại thấy nhớ lạ.
Nhất là khi tiếp xúc với các cụ già, để gợi chuyện cho họ là điều giản đơn nhưng một số cụ vì tuổi tác, sức khỏe yếu, thính giác không được tốt, tôi nói họ nghe không rõ, với giọng nói run run không tròn rõ chữ làm cho tôi cảm thấy ái ngại, nhưng dù vậy họ vẫn nhiệt tình giúp đỡ tôi, để thu thập thông tin tôi phải nhờ cậy đến bạn bè, con cháu của các cụ phiên dịch để tôi tiện ghi chép. Quả thật họ có vốn văn học dân gian phong phú, họ kể các sự tích, đọc thơ, hò hát theo cả mạch tuôn trào. Để chúng tôi rõ hơn và không phải tốn công đi xa, vì chúng tôi là những người từ nơi khác đến nên các cụ đã giới thiệu bạn của các cụ và những gia đình những người già. Trò chuyện với các cụ thật là vui, họ hỏi han mọi thứ. Nào là: “Các cháu sưu tầm đã đủ chưa?”, “Khi nào các cháu về trường?”, Rồi các cụ lại kể chuyện ngày của ngày xửa ngày xưa, đưa chúng tôi quay lại với những câu hát ru của bà, của mẹ ngày nào, sao mà sâu lắng đến thế.
Và kết quả tôi thu được là hàng ngàn bài ca dao, dân ca, hò vè… biết thêm những kinh nghiệm sống, tri thức qua những câu ca dao, rất trữ tình, những điệu hò sâu lắng.Được biết thêm những di tích lịch sử văn hóa như đình Quảng Hội, mộ ông Trần Kế Đức, sự tích và miếu thờ thần Yana mà trước đó tôi chưa từng biết . Được biết thêm trên đất nước Việt Nam có vô vàn di tích lịch sử văn hóa mà không phải ai cũng biết. Có lẽ chúng tôi là những người may mắn nhất, được đi nhiều và hiểu biết được nhiều điều.
Với phương châm “đi dân nhớ, ở dân thương” quả là không dễ mà cũng không khó. Tôi thây cuộc sống sinh viên đa số thích ồn ào, tìm hiểu, thích bay nhảy rong chơi, giờ đây mọi người phải thay đổi một số thói quen để phù hợp với nếp sống sinh hoạt của gia đình nơi đây. Họ lo cho tôi chỗ ở tốt, từng bữa ăn giấc ngủ, tạo cho chúng tôi những điều kiện tốt nhất.
Vốn đến đây không chỉ để tìm hiểu về văn học dân gian trong đời sống nhân dân mà nó còn để lại trong tôi rất nhiều bài học về đối nhân xử thế, cách giao tiếp và hoạt động nhóm có hiệu quả. Đó là sự đùm bọc đoàn kết, chia sẻ lẫn nhau trong sinh hoạt, trong công việc giữa những thành viên trong đoàn thưc tế. Từ kết quả sưu tầm cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của mọi người. Mặc dù gặp một số điều kiện không mấy thuận lợi nhưng hầu hết ai cũng rèn giũa cho bản thân ý chí, nghị lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thời gian ở vùng đất có tên là Vạn Thắng có rất nhiều niềm vui và nỗi buồn đã len lỏi trong tâm trí của mỗi người.
Tối đầu tiên, ở đó mưa như trút nước xối ào ào trên mái tôn, tôi không sao ngủ được, nỗi nhớ bạn bè lại dâng trào khi tôi đang ở nơi rất lạ lầm, cái gì cũng thấy lạ “đất khách, quê người”. Hình ảnh những con đường hẻm ra đường lớn thật ngoằn ngoèo, nhiều đường nhỏ. Vì lạ nên khi mới đặt chân đi trên con đường đến nơi cần đến thì thấy nó xa ơi là xa nhưng khi đi nhiều lần thành quen và dường như muốn ngắn lại.
11 ngày ở Vạn Thắng có thể nói là thời gian rảnh rỗi và thoải mái nhất. Tạm xa một thời gian với trường học, với một núi sách vở bài học đồ sộ để đến đây hòa mình vào cuộc sống mới. Nhưng ngày rồi cũng sẽ tàn, trò chơi nào cũng sẽ kết thúc mọi thành viên lại lục đục sắp xếp hành lý cho lượt về nhưng trong lòng còn mang nhiều nuối tiếc.
Hành trang khi tôi mang về trường đó là đầy ắp những kỉ niệm, với một bộ sưu tầm văn học văn hóa dân gian đầy đủ mọi thể loại.
Quên sao được một đêm giao lưu với ánh lửa bập bùng ấm áp tình người gắn kết tình hữu nghị giữa thanh niên Vạn Thắng với các bạn sinh viên chúng tôi.
Nhớ những lần rong ruổi xe đạp xa vài cây số lên thị trấn Vạn Dả để thưởng thức khám phá ra những món ăn ngon, lạ mắt, thất được cuộc sống ồn ào mà trầm lắng của con người nơi đây.
Với cái nắng nồng nồng, vị mặn của biển trước khung cảnh nên thơ của vùng biển xứ Vạn đã làm nên men nhớ lòng người.
Và một buổi liên hoan chia tay nho nhỏ của gia đình nơi tôi ở đã làm tôi thấy ấm lòng và hạnh phúc. Đó cũng là đêm cuối cùng tôi ở mảnh đất yêu thương này. Để khi tôi bước lên xe về trường tôi mang tất cả những gì đã học hỏi và thu phập được ở đây.
Những giọt nước mắt tròn trịa ướt nhòe bờ mi làm lòng tôi se sắ buồn. Sẽ nhớ lắm Vạn Thắng tình yêu thôn Quảng Hội 1 thương nhớ, những kỉ niệm còn cộm sâu trong khảm thức như những hạt cát tròn xứ Vạn.
Trần Thị Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét