Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

CON RỒNG TRONG TRUYỀN THUYẾT CỦA TRUNG QUỐC (Võ Như Văn)


Rồng là loài vật được hình thành từ trí tưởng tượng, mê tín của cư dân vùng nông nghiệp đặc biệt với nên văn minh lúa nước ở phía Nam sông Dương Tử 扬子江 (nay là sông Trường Gian 長江, Trung Quốc  中國). Với đặc trưng là thân thể động vật mang đặc tính của chủ nghĩa duy tâm là thần linh thì “Rồng” là kết quả của sự phối hợp khéo léo giữa tín ngưỡng Tô tem và quan niệm vạn vật hữu linh.

Người Trung Quốc  中國 tự hào mình là “truyền nhân của Rồng”. Hình tượng Rồng đi sâu vào hệ tư tưởng của người dân và thể hiện sự tín ngưỡng đặc biệt. Đi song song với Rồng là Phụng, hình tượng “Song Long Phụng” 双龙鳳 là hai linh vật tượng trưng cho giống đực và cái trong văn hóa của dân tộc Hoa Hạ 花下 cổ đại. Trong nền lịch sử cổ của Trung Hoa, Rồng trong sách Lễ Ký禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) có ghi: “Long Lân Quy Phụng vị chi Tứ Linh”  麟鳳龜龍謂之四靈 (Long là Rồng, Lân là Sư Tử hay Hổ, Quy là Rùa, Phụng là Phượng) tức có nghĩa Long Lân Quy Phụng 麟鳳龜龍 là 4 linh vật. Thì trong đó Rồng là một trong Tứ Linh四靈. Nói về Tứ Linh 四靈 trong thuật Phong Thủy 风水 cổ Trung Quốc  中國 có câu: “Tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ” tức có nghĩa là: “Phía trước là phượng đỏ, sau lưng là rùa đen, bên trái là rồng xanh, và bên phải là hổ trắng”. Trong Ngũ Kinh 五經  “Thư 書, Thi 詩, Lễ 禮, Dịch 易, Xuân Thu 春秋” Kinh Dịch 易經 có nhắc đến Rồng được dùng để giải thích cho quẻ càng trong hệ Bát Quái 八卦, cũng là quẻ đầu tiên của Kinh Dịch 易經. Còn trong 12 con giáp, Rồng là con vật duy nhất không có thật.

EM TÔI (thơ Nguyễn Thị Mỹ Tiên)



Em chưa từng biết gì là hạnh phúc
Nỗi vui là có được bữa cơm vơi
Mắt nghiêng nghiêng nhìn đời chưa biết khóc
Em bật cười khi cánh én lạc loài rơi . . .

Em ở đâu tấm thân non bé nhỏ
Khi chiều về vội vã cơn mưa qua
Góc hiên nhà, vỉa hè hay hẻm nhỏ
Nhìn người ta ấm cúng bữa cơm nhà


Ảnh : BÌNH MINH VÀ HOÀNG HÔN QUÊ TÔI 2 (Phan Đình Phùng)



Ảnh : BÌNH MINH VÀ HOÀNG HÔN QUÊ TÔI (Phan Đình Phùng)



Ảnh : LƯƠNG THỊ MIÊN VÀ ĐỒNG NGHIỆP