Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG Ở ĐẦM TRÀ Ổ : HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Anh Huỳnh Văn Trung
 đang kiểm tra cá trong lồng




Nguồn cá giống có thể bắt được trong tự nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng trong ao, đầm; ít tốn công chăm sóc, đầu ra ổn định là những ưu điểm thúc đẩy người dân sống quanh đầm Trà Ổ (huyện Phù Mỹ) phát triển nghề nuôi cá bống tượng, vừa nuôi trong ao, vừa nuôi bằng lồng bè trên mặt đầm.

Nghề nuôi chình và cá bống tượng ở đầm Trà Ổ xuất hiện từ năm 1997. Anh Võ Tuấn Tú (ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu) là người đầu tiên áp dụng nghề nuôi này. Đến nay, gia đình anh có một hồ nuôi rộng 2.000m2 thả trên 5.000 cá giống. Nhờ đánh bắt được cá tự nhiên nên gia đình anh tiết kiệm rất nhiều chi phí. Bên cạnh việc nuôi cá bống tượng, anh còn kết hợp nuôi chình, hàng năm lãi trên 150 triệu đồng. Anh đã đào thêm 4 hồ nuôi, mỗi hồ rộng trên 1.500m2 để mở rộng nuôi chình và cá bống tượng trong thời gian đến. Được biết, ở Mỹ Châu, ngoài gia đình anh Võ Tuấn Tú, còn có 3 hộ cũng nuôi cá bống tượng và bước đầu cho hiệu quả khá.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

NHỚ "HƯƠNG MẬN" PHƯƠNG XA (Nguyễn Ngọc Thanh Hiền)



Mùa đông năm ấy chưa bao giờ trong cuộc đời tôi lại có những cảm xúc, ấn tượng cũng như những hình ảnh khắc sâu trong tâm trí đến như vậy để ngày hôm nay mỗi lần suy gẫm và nhìn lại có một chút nhớ một chút thương và tự hào về miền kí ức xa xăm của ngày nào. 

Chắc chắn trong mỗi chúng ta đây không ai không biết đến hoa mận, một hình ảnh nhỏ và đơn giản chỉ là một vài cành hoa trước nhà cô giáo tôi. Nhà cô ở xa trường nên cô đi dạy phải ở trọ, trước nhà trọ của cô có một cây mận mà tôi tự quy ước trong lòng rằng đó là hình ảnh của cô giáo tôi. Cô dạy môn lịch sử ở trường cấp hai của tôi ngày trước, cô về trường năm tôi học lớp 7, đến năm lớp 8 tôi mới được cô dạy lần đầu tiên. Nghe lời đồn đại gần xa là cô "sát thủ", rất gắt và hay giận.


Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

TAM HỮU TÁI NGỘ

      Sáng ngày 5/12/2013, nhân dịp bạn Phan Văn Tân công tác ngang Tp. Quy Nhơn, ba bạn nam của lớp ta đã có buổi gặp mặt tại cafe Thạch Quán của bạn Đình Phùng. Dưới đây là một số hình ảnh.


Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

MÀU SẮC LY BIỆT TRONG VĂN HỌC VÀ ÂM NHẠC VIỆT NAM TRƯỚC 1945 (Man Đức Huy)


Đã từ bao đời nay, văn học và âm nhạc luôn có một sự kết nối hài hòa. Thời xưa, các thi nhân luôn chủ trương “trong thơ phải có nhạc”, thơ phải mang tiết tấu của âm nhạc mới là thơ hay. Ngược lại, âm nhạc cũng cần có lời thơ để chắp cánh tư tưởng của nhạc sĩ cùng với những giai điệu bay bổng vốn có. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến ngày nay, người ta vẫn đánh giá cao tính văn học trong một ca khúc hay nói cách khác, một ca khúc được đánh giá là hay chỉ khi lời bài hát có hình tượng và trau chuốt. Trong quá trình hình thành và phát triển của văn học và âm nhạc nước nhà, sự hòa hợp giữa thơ văn và âm nhạc là hiện tượng phổ biến, trong đó rõ nét nhất là sự tương đồng giữa màu sắc cảm xúc giữa văn học và âm nhạc những năm trước kháng chiến khi ảnh hưởng của văn hóa phương Tây thấm đẫm trong các sáng tác văn học nghệ thuật nước ta đầu thế kỷ XX với nhiều đề tài nội tâm con người được phản ánh, tiêu biểu là nỗi cô đơn, ly biệt của từng cá nhân.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

CÓ MỘT MÙA (Thơ thầy Nguyễn Đình Thu)


          Có một mùa mê mải
          Quen cánh diều tuổi thơ
          Đi học không mũ nón
          Về nhà không đúng giờ...

          Có một mùa si dại
          Chỉ thương và chỉ yêu
          Bầu trời hồng thắp mãi 
          Còn đâu thấy bóng chiều...

          Có một mùa cách trở 
          Mệt nhoài trong thương nhớ
          Em phập phồng lo sợ
          Chẳng bao giờ có nhau...
   
          Và rồi bao mùa sau
          Tình ta như trút lá
          Có hai người xa lạ
          Sống chung vì cần nhau. 



Thầy Nguyễn Đình Thu
Nguồn : Blog Thầy