Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

ĐỀ CƯƠNG BỘ MÔN NGÔN NGỮ (NGÀNH 601)

Cán bộ ôn thi :
 ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Nội dung ôn thi
A. PHẦN LÍ THUYẾT
1. Dẫn luận ngôn ngữ :
a) Bản chất của ngôn ngữ
b) Chức năng của ngôn ngữ
c) Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt
2. Ngữ âm
a) Âm tiết tiếng Việt
b) Phiên âm âm vị học
3. Từ vựng
a) Các phương thức cấu tạo từ TV
b) Nghĩa của từ
c) Hiện tượng chuyển nghĩa của từ TV
4. Ngữ pháp
a) Các phương thức ngữ pháp
b) Các phạm trù ngữ pháp
c) Quan hệ ngữ pháp
5. Phong cách học
a) Các phong cách chức năng

Tặng con yêu

Thiên Bích
   Ánh sáng nào thắp lửa
   Soi tỏ đường cha đi
   Nguồn hạnh phúc của mẹ
   Là con yêu diệu kì.

   Đường công danh ngại chi
   Có con yêu chấp cánh
   Con là sao lấp lánh
   Xây bầu trời ước mơ.

   Dẫu con còn ngây thơ
   Nhưng ngàn lần ý nghĩa
   Dẫu đời là bể khổ
   Chỉ cần con, mẹ vui.

   Cho nên hỡi con yêu
   Bình yên và khôn lớn
   Cánh diều, con chao lượn
   Cha mẹ là trời xanh.

                                                         Lê Xuyên


Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

THÁNG 5 BẰNG LĂNG




Tháng năm vào rồi đó. Con đường nào không có bằng lăng. Hoa dịu dàng một khoảng trời riêng. Hoa rợp mát một con đường nhỏ. Hoa rải đầy hè phố chiều về nhẹ gót chân em. 

Bằng lăng nở vừa lúc hè sang. Không ồn ào như trăm hoa đua nở mùa xuân, không hối hả như phượng vỹ thắp lửa mùa hạ nồng đượm, bằng lăng lặng lẽ xuất hiện cuối bản hoan ca giao mùa như một nốt trầm lặng lẽ. Không rực rỡ, kiêu kỳ, cũng chưa từng cao sang, đài cát, hoa chọn cho mình một sắc rất riêng. Âm thầm tím biếc một màu. Thương nhau nên cứ trước sau chung tình. Người ta nói hoa buồn là vậy. 

Ừ thì bằng lăng buồn thật. Hoa cứ tím một màu như thế. Dù nắng gắt, dù mưa to, hoa vẫn không hề nhạt. Hoa như trót mang vào mình một nỗi buồn nào đó không thể gọi tên. Có thể là tâm sự của người con gái lần đầu biết yêu đã phải chia xa, tan vỡ.

Trích lược văn bản Thông báo tuyển dụng của Trường THPT Lê Lợi - TP. Phan Thiết


   Trường THPT Lê Lợi – TP. Phan Thiết thông báo tuyển dụng giáo viên cơ hữu năm học 2013-2014 như sau :
1. Giáo viên cơ hữu các môn Toán, Lý, Hóa, VĂN, Sử, Anh. Yêu cầu :
- Tốt nghiệp Đại học SƯ PHẠM
- Tuổi đời 22 – 40
- Ngoại hình khá, phát âm chuẩn, yêu nghề
- Giao tiếp tốt, am hiểu tâm lí học sinh
- Ưu tiên kinh nghiệm 2 năm
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại
2. Giáo viên giám thị. Yêu cầu :
- Tốt nghiệp ĐH hoặc cao đẳng có chuyên ngành liên quan
- Trách nhiệm, trung thực, nhiệt tình
- Am hiểu tâm lí học sinh
3. Nhân viên hành chính tổng hợp. Yêu cầu :

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TIẾP NHẬN VH TRUNG ĐẠI Ở SINH VIÊN HIỆN NAY


     Văn học trung đại Việt Nam là một loại hình văn học đã định hình và kết tinh được nhiều thành tựu ở nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Trong khoảng mười thế kỷ vận động và phát triển, nền văn học trung đại nước nhà đã từng bước Việt hóa trên cả phương diện hình thức và nội dung để xây dựng được một nền văn học mang bản sắc riêng, phản ánh được mọi mặt về đất nước và con người thời đại. Cho đến nay, văn học trung đại không chỉ là cơ sở tạo đà cho nền văn học hiện đại phát triển mà nó còn là sản phẩm tinh thần ghi dấu ấn văn hóa một thời của dân tộc. Điều này có nghĩa là tầm quan trọng của văn học trung đại trong tiến trình văn học Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, trong thực tế tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam ở sinh viên hiện nay lại gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả tiếp nhận chưa được như mong muốn.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP

1. Bộ môn phương pháp
Cán bộ ôn thi :
   TS. NGUYỄN QUANG CƯƠNG
   ThS. TRẦN THỊ DIỆU NỮ
1.1. Phương pháp dạy học Văn
1. Bộ môn Văn và thuộc tính bộ môn Văn trong nhà trường
2. Đặc trưng của người giáo viên văn học
3. Hoạt động dạy học Văn hiện đại (cơ chế dạy học văn hiện đại)
4. Dạy học Văn theo quan điểm tích hợp
5. Phương pháp dạy học tác phẩm Văn chương
1.2. Phương pháp dạy học (PPDH) Tiếng Việt
1. Các cơ sở của PPDH Tiếng Việt. Chú trọng cơ sở Ngôn ngữ-Việt ngữ học và có dẫn chứng minh họa cụ thể.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học Tiếng Việt ở THPT. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

BẢNG ĐIỂM 8 KỲ (CHƯA TÍNH ĐIỂM TTSP 2)

1 Nguyễn Thị Kim Anh 7.35
2 Nguyễn Thị Lan Anh 7.87
3 Lê Thị Kim Ánh 7.31
4 Nguyễn Thị Ánh 7.32
5 Kpă H Ba 7.44
6 Nguyễn Thanh Bình 5.88
7 Nguyễn T. Ngọc Châu 7.81
8 Vi Thị Chon 7.14
9 Võ Thị Hồng Chuyên 7.44
10 Lê Thị Hồng Diễm 7.85
11 Võ Thị Diệu 7.76
12 Dương Thị Kim Dung 7.34
13 Trần Thị Dương 6.97
14 Nguyễn N. Nam Giang 7.59
15 Phan Ng. Trà Giang 8.22

CHÙM ẢNH THANH HƯƠNG